|
|
Giới thiệu nhóm tác giả
Tải ứng dụng Tra cứu rong biển Việt Nam version 1.0 (Hệ điều hành Android)
Bản API 16 (dành cho phiên bản Android 4.1 trở lên) : Tải về API 16
Bản API 26 (dành cho phiên bản Android 8.0 trở lên) : Tải về API 26
(Bản 8.0 có hỗ trợ căn lề đều như Justify trong word)
1. Mở đầu
- Nguồn lợi rong biển một trong những tài nguyên qúy giá đã đem lại nhiều lợi ích cho sự sống con người và môi trường biển. Rong biển đóng vai trò quan trọng trong các hệ sinh thái biển, góp phần phục hồi nguồn lợi sinh vật biển, ổn định cân bằng môi trường biển. Rong biển là nguồn nguyên liệu đã cung cấp cho nhiều ứng dụng về công nghiệp, thực phẩm, các chế phẩm phục vụ nông nghiệp, dược phẩm, mỹ phẩm.
Các sản phẩm Fucoidan hỗ trợ điều trị ung thư được chiết xuất từ rong biển
- Người đầu tiên đề cập đến rong biển Việt Nam là Loureiro (1790), trải qua nhiều thế kỷ các nhà khoa học trong và ngoài nước tiếp tục báo cáo về rong biển Việt Nam như Perrot và Hurrier (1907), Sauvageau (1921), Fremy (1927), Petelot (1929), Serêne (1936), Koster (1937), Davydoff (1952), Fiscjer (1952a,1952b) Lami (1953), Dawson (1953-1956), Tseng (1962), Isabella A.Abbott (1999), ...
Ông Huỳnh Quang Năng (phải) trong chuyến đi hợp tác với đoàn chuyên gia Nhật Bản năm 1994
- Phạm Hoàng Hộ (1960-1967); và đến năm 1969, Nguyễn Hữu Dinh và cộng sự (1993), Nguyễn Hữu Đại (1997&1999), Tsutsui Isao và Huỳnh Quang Năng (2005), Lê Như Hậu ... Tiếp cận những phương pháp định loại cổ điển và hiện đại có nhiều sự thay đổi sắp xếp hệ thống phân loại rong biển Việt Nam phù hợp theo quan điểm hiện nay.
TS Nguyễn Hữu Dinh định loại các mẫu đã thu thập
- Theo số liệu thống kê từ năm 2010 rong biển trên thế giới có khoảng 15.945 loài theo website www.algaebase.org đã cập nhật thống kê. Là địa chỉ khoa học uy tín rất hữu ích cho các Nhà Phân loại, các Nhà nghiên cứu ứng dụng tham khảo tìm kiếm tài liệu trao đổi thông tin về ngành rong biển.
PGS-TS Bùi Minh Lý cùng đoàn chuyên gia Nga thuộc Viện Thủy Sản Hải Dương VNIRO
- Hiện nay số lượng các mẫu tiêu bản rong biển được lưu trữ rất phong phú và đa dạng tại phòng lưu trữ. Chúng được tích lũy trong nhiều năm bởi nhiều công trình nghiên cứu khảo sát nguồn lợi rong biển Việt Nam. Tiềm năng đó cần được khai thác nhằm phục vụ cho công tác nghiên cứu.
NCS-ThS Trần Mai Đức (trái) cùng chuyên gia Hàn Quốc tham quan vùng nuôi trồng rong sụn tại Sũng Ké vịnh Vân Phong Nha Trang
- Việc thu thập, số hóa và tổ chức sắp xếp dữ liệu rong biển Việt nam một cách có hệ thống để làm nguồn dữ liệu đầu vào cho các phần mềm trên máy tính hoặc ứng dụng trên điện thoại là việc làm cần thiết. Từ đó, chúng tôi có thể tiếp cận dễ dàng hơn khi cần tra cứu, đối chiếu mẫu mà không cần có mặt tại phòng mẫu vật sinh vật biển (phòng lưu trữ)
Tập thể các thành viên thu mẫu (đã về hưu) phòng Vật liệu Hữu cơ từ tài nguyên biển
Tập thể các thành viên thu mẫu (hiện nay) phòng Vật liệu Hữu cơ từ tài nguyên biển
1.1 Giới thiệu các tiêu bản mẫu rong biển và phòng lưu trữ
- Phòng mẫu vật thực vật biển của Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Công nghệ Nha Trang hiện được phòng Vật liệu Hữu cơ từ Tài nguyên biển quản lý. Hiện trong phòng mẫu có 3 tủ lưu trữ mẫu. Số mẫu lưu trữ có khoảng 10.000 mẫu vật rong biển cho 4 ngành rong Đỏ, Lục, Nâu và Lam, được thu thập từ năm 1975 đến nay từ các đợt khảo sát nguồn lợi rong biển của các đề tài từ cấp cơ sở, cấp viện và cấp bộ.
Phòng mẫu vật thực vật biển và các tủ lưu trữ mẫu
1.2 Sách tham khảo
Tác giả Nguyễn Hữu Dinh, Huỳnh Quang Năng, Trần Ngọc Bút, Nguyễn Văn Tiến - Xuất bản năm 1993
Tác giả Lê Như Hậu, Nguyễn Hữu Đại - Xuất bản 2010
Tác giả Tsutsui Isao, Huỳnh Quang Năng, Nguyễn Hữu Dinh, Arai Shogo và Yoshida Tadao - Xuất bản 2005
Tác giả Phạm Hoàng Hộ, tên sách “Rong biển Việt Nam”
2. Giới thiệu về ứng dụng ver 1.0
- Ứng dụng tra cứu Rong biển Việt Nam version 1.0 là sản phẩm đề tài cơ sở Phòng Vật lý Ứng dụng năm 2021.
- Tên đề tài: Xây dựng ứng dụng trên smartphone sử dụng hệ điều hành android dùng để tra cứu Rong biển Việt Nam từ dữ liệu lưu trữ của Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Trang. Chủ nhiệm đề tài ThS Võ Tấn Thông.
|
|
|
|
|