Phòng Vật liệu hữu cơ từ tài nguyên biển

Phòng Vật liệu hữu cơ từ tài nguyên biển

I. Chức năng, nhiệm vụ
Phòng Vật liệu hữu cơ từ tài nguyên biển (VLHCTNB) là phòng chuyên môn trực thuộc Viện Nghiên cứu và Ứng dụng công nghệ Nha Trang, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Phòng được thành lập vào năm 1993 với nhân lực tiền thân là nhóm cán bộ của Liên hiệp sản xuất khu vực III sau khi hợp nhất vào Phân viện Khoa học Vật liệu tại Nha Trang theo Quyết định số 134/KHCNQG-QĐ ngày 13/07/1993 của Trưởng ban Tổ chức Cán bộ.
Chức năng
Nghiên cứu điều tra nguồn lợi, bảo tồn, công nghệ nuôi trồng và chế biến sinh vật biển.
Nhiệm vụ
1. Điều tra, nghiên cứu cơ bản nguồn tài nguyên sinh vật biển: phân loại, phân bố, trữ lượng, nghiên cứu đặc điểm sinh học và hệ sinh thái.
2. Sử dụng hệ thống thông tin địa lý và viễn thám để xây dựng cơ sở dữ liệu và quản lý tài nguyên sinh vật biển.
3. Nghiên cứu bảo tồn, phục hồi và phát triển nguồn tài nguyên sinh vật biển.
4. Nghiên cứu sản xuất giống nhân tạo rong biển bằng phương pháp nuôi cấy mô, bào tử, hợp tử…
5. Nghiên cứu ứng dụng quy trình công nghệ sản xuất giống các đối tượng khác có tiềm năng.
6. Nghiên cứu mô hình và kỹ thuật nuôi trồng các loài sinh vật biển có giá trị.
7. Nghiên cứu quy trình công nghệ sau thu hoạch đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến.
8. Nghiên cứu ứng dụng công nghệ tiên tiến trong chế biến và sản xuất các sản phẩm phục vụ ngành thực phẩm, mỹ phẩm, dược phẩm và nông nghiệp từ nguồn tài nguyên sinh vật biển.
II. Nhân lực
Trưởng phòng
ThS.NCVC. Trần Mai Đức
Phó Trưởng phòng
TS. NCVC. Võ Thành Trung
Cán bộ nghiên cứu
TS. NCV. Vũ Thị Mơ
ThS. NCV. Trần Văn Huynh
ThS. NCV. Lê Trọng Nghĩa
Trợ lý nghiên cứu:
CN. Nguyễn Thùy Phương
CN. Lê Trương Trung Liên
III. Định hướng nghiên cứu, ứng dụng
Đánh giá nguồn lợi sinh vật biển, xây dựng cơ sở dữ liệu để thiết kế trang web tra cứu rong biển Việt Nam.
Bảo tồn, phục hồi và phát triển nguồn gen các loài rong biển Việt Nam có giá trị sử dụng.
Chọn lọc và tiến hành di nhập những loài rong biển có giá trị kinh tế trên thế giới để phát triển đa dạng đối tượng nuôi trồng tại Việt Nam.
Nghiên cứu và chuyển giao qui trình công nghệ sản xuất giống rong biển bằng phương pháp nuôi cấy mô, bào tử, hợp tử…
Tư vấn chuyển giao mô hình và kỹ thuật nuôi trồng rong biển phù hợp với các loại thủy vực ven biển Việt Nam.
Nghiên cứu, chuyển giao qui trình công nghệ sau thu hoạch và chế biến đa dạng sản phẩm từ nguồn tài nguyên sinh vật biển.


Tập thể phòng Vật liệu hữu cơ từ tài nguyên biển

Tin liên quan

Viện Nghiên Cứu Và Ứng Dụng Công Nghệ Nha Trang